Tương quan Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa

Luật pháp nhà Thanh đã quy định, cho con gái của Hoàng đế là Công chúa, phân ra làm hai loại tước hiệu là [Cố Luân công chúa; 固倫公主] và [Hoà Thạc công chúa; 和碩公主], xác định các nghi thức sắc phong. Trong đó tước hiệu [Cố Luân công chúa] được ban cho công chúa do Hoàng hậu sinh ra, tức là [Đích nữ; 嫡女]; còn tước hiệu [Hoà Thạc công chúa] được ban cho công chúa do các phi tần sinh ra, tức là [Thứ nữ; 庶女].

Có thể dễ thấy tại sao Hòa Khác Công chúa lại được phong [Hòa Thạc Công chúa]. Thân mẫu của bà, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị, năm đó giữ danh hiệu Hoàng quý phi, theo luật thì con gái của Hoàng quý phi vẫn ở danh hiệu Hòa Thạc, chỉ trừ một vài trường hợp có sự thiên vị, như người chị gái ruột của Hòa Khác Công chúa, Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa, hoặc như Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, thân mẫu là Đôn phi Uông thị.

Thế nhưng, khi Gia Khánh Đế được lập làm Hoàng thái tử năm Càn Long thứ 60 (1795), Hoàng quý phi Ngụy thị cũng được truy phong làm [Hiếu Nghi Hoàng hậu] và ngay cả khi Càn Long Đế tuyên chiếu thiện nhượng cho Hoàng thái tử nối ngôi, thì Hòa Khác Công chúa vẫn ở phong hiệu Hòa Thạc. Điều này tương đối gây tranh cãi do Ung Chính Đế khi vừa lên ngôi đã truy phong em gái ruột của mình làm Cố Luân Ôn Hiến Công chúa. Hiện giờ, theo vài cứ liệu có thể suy ra, Hòa Khác Công chúa cùng các anh chị em của mình bị chia xa từ nhỏ, nên không có thân thiết được như anh chị em ruột bình thường. Vĩnh Diễm được giao cho Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị, Vĩnh Lân được giao cho Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị sau khi sinh mẫu Ngụy thị qua đời, Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa được giao cho Dự phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị còn Hòa Khác Công chúa lại là Thư phi.